[OpenCPS] OpenCPS tiếp thu ý kiến đóng góp của anh Lê Văn Lợi - Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp

Le Van Loi levanloi at itb.com.vn
Thu May 19 15:15:30 ICT 2016


Dear Cường & Open Core Public Services

Rất hân hạnh được Cường tiếp nhận và trao đổi lại một cách nhanh chóng.
Điều đó minh chứng năng lượng (energy) của nhóm đang rất cao (từ dùng trong
văn đàn Việt Nam cận đại là *Ngọn lửa nhiệt huyết đang tràn trề*). :-)

Trong phần đăng ký của doanh nghiệp, nếu OpenCPS lấy thông tin từ *Chữ ký
số* là rất hay. Phần đau đầu nhất của thông tin doanh nghiệp là xác thực.
Và *Chữ ký số* chính là xác thực. Cũng trong phần đăng ký của doanh nghiệp,
Cường nên nghiên cứu để lấy thông tin doanh nghiệp từ *Mã số thuế*. *Mã số
thuế* cũng là một hình thức xác thực. Bản thân *Mã số thuế* còn mang một số
thông tin khác mà OpenCPS có thể dùng để kiểm tra chéo được bằng cách lôi
thông tin từ kho *Mã số thuế* ra và so sánh! (Tham khảo Tổng cục Thuế).

Kết nối với Facebook: lợi ích tiềm năng là rất lớn. Facebook sẽ phát
triển *Messenger
Platform* (hiện đang là bản Beta). OpenCPS có thể thông báo và trao đổi
thông tin với người nộp hồ sơ xin thủ tục (công dân và doanh nghiệp) thông
qua các *Bots* của *Messenger Platform* - thậm chí có thể thanh toán và gửi
trả kết quả qua platform này. Cái được cơ bản nhất là họ (người dân/doanh
nghiệp) cảm thấy rất gần gũi và dễ dàng sử dụng DVCTT. Hy vọng là OpenCPS
keeps applying newly updated technologies!

Một trong các vấn đề cần quan tâm là đánh giá *Chất lượng* và *Hiệu quả*
của DVCTT.

Có thể tạm thời định nghĩa một cách định tính *Chất lượng* của một DVCTT là
số bước để hoàn tất dịch vụ, thời gian tính từ khi nộp đến lúc có kết quả.
Số bước càng ít, thời gian càng ngắn thì chất lượng càng cao.

Có thể tạm thời định nghĩa một cách định tính *Hiệu quả* của một DVCTT là
số Hồ sơ thành công / đơn vị thời gian và số Hồ sơ thành công / tổng số hồ
sơ nộp. Nếu trong 1 năm mà một bộ phận nào đó chỉ xử lý thành công 3 hồ sơ
thôi thì đương nhiên là hiệu quả thấp. Và nếu chỉ có 3 hồ sơ thành công /
100 hồ sơ thì cần phải xem lại DVCTT này.

Vấn đề là Cường nên tích hợp cách tính Chất lượng và Hiệu quả vào OpenCPS,
không hề phụ thuộc gì vào Khách hàng (là Công dân và Doanh nghiệp) vì có
rất nhiều khách hàng "quá tả" - không bao giờ hài lòng với bất cứ dịch vụ
gì và cũng không phụ thuộc vào Người cung cấp dịch vụ (là Chính quyền) - vì
Chính quyền bao giờ cũng muốn báo cáo thành tích tốt.

Hy vọng trong các phiên bản tiếp theo OpenCPS tích hợp "ngầm" đánh giá Chất
lượng và Hiệu quả của DVCTT. Bản thân việc này cũng đánh giá luôn OpenCPS
đấy. Nhưng chúng ta phục vụ cộng đồng mà, sợ gì chứ :-)

Cheers

Các anh/chị nào không quantâm vuilòng bỏqua - xin cảmơn.

Trântrọng

levanloi


2016-05-19 12:10 GMT+07:00 Le Phu Cuong <cuonglp at fds.vn>:

> Kính gửi anh Lợi,
>
> Em là Lê Phú Cường, thành viên cộng đồng phát triển OpenCPS.
> Em rất vui và trân trọng sự động viên và các ý kiến góp ý của anh. Em xin
> tiếp thu và giải trình bên dưới các ý kiến của anh (bằng màu chữ đỏ). Anh
> xem giúp em ạ.
>
>
> Dear các anh/chị
>
> Trước hết xin chúc mừng OpenCPS và nhóm các anh/chị Trần Kiêm Dũng, Tạ
> Tuấn Anh, Trương Anh Tuấn, Lê Phú Cường, Vũ Đăng Khoa, Vũ Hồng Sơn, Lê Anh
> Tuấn, Phạm Thị Thu Phương và nhiều anh/chị khác không kể hết ra đây.
>
> Hưởng ứng "yêu cầu" của anh Hoài, em xin nhiệt liệt khen OpenCPS như sau:
>
>    1. Một dự án phục vụ Chính phủ và cộng đồng và "open". Một cách tiếp
>    cận trí tuệ, một cách kêu gọi trí tuệ đóng góp cho lợi ích của cộng đồng.
>    Hy vọng những người đam mê sẽ góp sức;
>    2. Dự án được xây dựng bài bản, hy vọng các anh/chị trong nhóm sáng
>    lập viên "*keep it running that way for until we have a rich set of
>    electronic governments*" :-)
>    3. Là ứng viên nặng ký cho "Lõi DVCTT" được các cấp chính quyền và
>    cộng đồng chấp nhận, và hy vọng sẽ có các ứng viên khác với giải pháp hấp
>    dẫn để tạo ra một cuộc cạnh tranh dân chủ, bình đẳng ...;
>    4. Vì là "open" nên các đóng góp của các kỹ sư ICT sẽ được OpenCPS lưu
>    danh một cách hệ thống, khoa học và như vậy sẽ truyền cảm hứng cho sáng tạo
>    phục vụ phát triển chính quyền điện tử. Các anh trong nhóm khởi xướng chắc
>    rất hiểu về vấn đề này;
>    5. Trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn (dưới 6 tháng) mà các
>    anh/chị đã cho ra được 1 phiên bản "chạy được" là "kinh" :-)
>
>
> Tiếp theo tôi xin có một vài suy nghĩ về bản Demo, là "sản phẩm" đầu tiên
> của sáng kiến OpenCPS:
>
> Trong phần *Đăng kí tài khoản công dân*, Cảm giác đầu tiên là ... hơi
> nhiều thứ phải điền. Kinh nghiệm của các phần mềm mạng xã hội (đặc biệt là
> *Facebook*) họ thường có lời khuyên là *incremental registration*. Có
> nghĩa là đăng ký dần, chứ không bắt phải khai nhiều thứ cùng 1 lúc. Lời
> khuyên này rất có giá trị, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang ở trong
> giai đoạn đầu điện tử hóa các công việc trước đây vốn là "chân tay" - bản
> chất của "thủ công" là rất trực quan. Trong phần này (*Đăng kí tài khoản
> công dân)* có một số phần chưa rõ ràng và có thể gây hiểu nhầm, ví dụ
> phần *Tệp đính kèm (Bắt buộc)* nhưng lại không nói rõ là đính kèm cái gì.
> Một từ nữa, chúng ta thấy các anh/chị đang cố gắng Việt hóa là từ *Thư
> điện tử (bắt buộc)*. Tôi hiểu ý của từ này là *Địa chỉ thư điện tử (chứ
> không phải thư điện tử đâu nhé). *Liệu ta có thể thay được bằng từ *Email*
> không? Nếu các anh/chị sợ mọi người chưa hiểu nghĩa của từ này thì trong
> phần giải thích, anh/chị sẽ giải nghĩa: *Email*: địa chỉ thư điện tử.
>
> OpenCPS được thiết kế với mỗi công dân có một tài khoản, từ đó quản lý
> được lịch sử giao dịch (hồ sơ thủ tục hành chính) giữa công dân với Chính
> quyền. Để tạo ra tài khoản có nhiều cách:
> + Cách 1: đăng ký tài khoản theo quy trình, người dân cần khai báo thông
> tin ban đầu
> + Cách 2: lấy thông tin ban đầu từ nguồn khác. Ví dụ: tài khoản facebook
> (cách này OpenCPS sẽ phát triển thêm trong các phiên bản sau)
>
> Về màn hình Đăng kí tài khoản công dân, xin tiếp thu ý kiến:
> + Chỉ yêu cầu bắt buộc nhập đối với Họ và Tên, Email (để nhận các thông
> báo từ hệ thống)
> + Thư điện tử: sửa thành Địa chỉ thư điện tử (email)
> + Tệp đính kèm (bắt buộc): sửa thành Bản quét CMND và không bắt buộc phải
> tải lên
>
> Trong phần *Đăng kí tài khoản doanh nghiệp*, có phần *Mã số doanh nghiệp
> (Bắt buộc)*. Chắc là mã số thuế chứ làm gì có mã số doanh nghiệp!
>
> Mã số doanh nghiệp: sửa thành Số đăng ký kinh doanh / Số quyết định thành
> lập
> Bỏ bớt một số thông tin bắt buộc nhập.
>
> Hình như (không chắc lắm), công dân hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng OpenCPS
> phải đăng ký trở thành thành viên. Nếu đúng là như thế thì giả định này có
> thể phải xem lại: vì trên thực tế có thể công dân/doanh nghiệp chỉ cần gửi
> email đến đúng địa chỉ và yêu cầu làm thủ tục, chứ không nhất thiết phải là *Thành
> viên* của cổng. Ý tôi ở đây là công dân/doanh nghiệp muốn yêu cầu một
> DVCTT không nhất thiết họ phải trở thành thành viên của một công nào đó.
> Tất nhiên, khuyến khích họ trở thành thành viên là chuyện nên làm nhưng có
> lẽ là không bắt buộc. Nếu công dân/doanh nghiệp đã là thành viên của mạng
> xã hội (ví dụ Facebook) thì người ta có thể trở thành thành viên của
> OpenCPS chỉ bằng 1 click chuột (*Đăng ký* và *Đăng nhập* đều thông qua
> mạng xã hội). Tôi tin là các công dân/doanh nghiệp sẽ rất hài lòng!
>
> + Khi công dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính, theo Luật cần xuất
> trình các giấy tờ để định danh.
> + Trong trường hợp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, như em nói ở trên,
> OpenCPS tạo tài khoản để quản lý lịch sử giao dịch giữa công dân, doanh
> nghiệp với Chính quyền.
> + Nếu xác thực người nộp hồ sơ thì sẽ hạn chế tình trạng hồ sơ rác. Đây là
> một nguyên nhân dẫn đến việc một số dvc sau khi triển khai không thu được
> hiệu quả: nhiều hồ sơ rác -> cán bộ không biết đâu là hồ sơ đúng, nên không
> hoặc chậm trễ xử lý -> công dân mất niềm tin -> không sử dụng dvc trực
> tuyến.
> + Bản chất là luôn có một tài khoản được tạo ra, nhưng thông tin đăng ký
> ban đầu thì có nhiều cách: i) qua quy trình đăng ký tài khoản (đã có trong
> OpenCPS 1.0), ii) lấy thông tin từ Facebook (sẽ làm trong các phiên bản
> tiếp theo), iii) lấy thông tin từ chữ ký số của doanh nghiệp (sẽ làm trong
> các phiên bản tiếp theo). Với cách ii) và iii) thì công dân, doanh nghiệp
> sẽ có "cảm giác" không phải đăng ký tài khoản, nhưng mọi thông tin đều được
> hệ thống quản lý.
>
> Tôi đã thử qua các tài khoản *Công dân, Doanh nghiệp, Cán bộ xử lý, Cục
> trưởng, Trưởng phòng, Văn thư*, tất cả đều đăng nhập được, trừ tài khoản
> Cục trưởng. Nếu OpenCPS nhận biết được tôi không phải là Cục trưởng thì quả
> là quá tài! :-)
>
> Tài khoản Cục trưởng đã xóa khỏi hệ thống (thay thế bằng tài khoản Lãnh
> đạo). Việc này hệ thống ghi trong phần hướng dẫn khi đăng nhập, nhưng trong
> menu Thông báo thì vẫn ghi tài khoản Cục trưởng. Hiện thông báo đã được sửa
> lại cho thống nhất. Anh có thể đăng nhập lại bằng tài khoản
> lanhdao.cps at gmail.com
>
> Bản Demo mô tả chức năng bằng Tab *Không gian làm việc*. Các chức năng là
> các công cụ người đó "có" hoặc "không", hơi khác với không gian làm việc.
>
> Em cũng đang suy nghĩ dùng từ khác thay cho "Không gian làm việc", nhưng
> chưa có phương án tốt. Anh có gợi ý thêm về việc này không ạ?
>
>
> Các góp ý của anh rất thiết thực, thay mặt nhóm Giải pháp của OpenCPS, em
> xin tiếp thu và có kế hoạch đưa vào các phiên bản kế tiếp.
> Hiện nhóm đang tiếp nhận và tổng hợp các ý kiến góp ý. Một số ý kiến sẽ
> làm ngay và công bố trong phiên bản dự kiến phát hành trong 1 tuần tới.
>
> *Một lần nữa, cám ơn anh rất nhiều! Mong anh tiếp tục ủng hộ và góp ý cho
> phần mềm mở OpenCPS càng ngày càng tốt hơn!*
>
> Trântrọng
>
> --
> Lê Phú Cường
> Điện thoại: 0984.739.663
> Email: cuonglp at fds.vn
> ---------------------------------------------------------------------------
> Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS
> Tầng 5, Tòa nhà VAPA, số 4, ngõ 2, đường Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
>
>
-------------- next part --------------
An HTML attachment was scrubbed...
URL: <http://lists.opencps.vn/pipermail/opencps/attachments/20160519/50e765e5/attachment.html>


More information about the OpenCPS mailing list